Ngành Tự động hóa

Học Kỹ thuật công nghệ Tự động hoá là học gì? Có khó không? Nếu còn đang phân vân với ngành thì đừng bỏ lỡ những điều dưới đây nhé!

1. Những lý do bạn nên chọn ngành Tự động hoá

Công nghệ kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá là một ngành công nghệ hoạt động dựa trên việc ứng dụng các kỹ thuật cơ khí hiện đại, điều khiển tự động và các phần mềm máy tính để vận hành và điều khiển tự động toàn bộ quá trình sản xuất. Có thể hiểu đơn giản tự động hoá chính là việc vận hành một dây chuyền sản xuất ứng dụng công nghệ hiện đại để thay sức lao động của con người vận hành máy móc để sản xuất ra hàng hoá.

Tự động hoá là một trong 5 lĩnh vực nghề “hot” nhất

“Tự động hoá là một trong 5 lĩnh vực nghề “hot” nhất, có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất hiện tại và tương lai gần”.Cùng thử tưởng tượng đến một ngày nhà máy nào cũng sở hữu robot sản xuất hàng hoá tự động. Điều đó tiện lợi biết bao nhiêu. Con người không phải làm công việc sản xuất nhàm chán lặp lai thay vào đó là đội ngũ nhân lực kinh nghiệm cao đứng giám sát điều khiển máy móc.
Viễn cảnh này chứng tỏ ngành công nghiệp hoá của chúng ta ngành càng tiến bộ, mang lại tiện ích cho con người thay sức lao động của con người thành lao động của máy móc.

1.Giới thiệu về chuyên ngành

– Tự động hóa là gì?

Tự động hóa (Automation) là việc rất ít người hoặc không có người trực tiếp tham dự vào quá trình khiến thiết bị máy móc, hệ thống hoặc quá trình (sản xuất, quản lý) làm theo yêu cầu của con người, qua nguyên tắc tự động, xử lý thông tin, phán đoán phân tích, điều khiển để thực hiện mục tiêu định trước.

 

Ngành tự động hóa là ngành công nghệ liên quan đến việc ứng dụng những kỹ thuật cơ khí hiện đại, kỹ thuật điều khiển và kỹ thuật máy tính vào việc vận hành và điều khiển quá trình sản xuất.

2. Theo học ngành tự động hóa cần phải học những gì?

Chuyên ngành tự động hóa có 4 phương hướng phát triển chính đó là:

+ Điều khiển quá trình

+ Hệ thống nhúng và robot

+ Điều khiển chuyển động

+ Trí tuệ nhân tạo – AI

Mục tiêu của chuyên ngành tự động hóa là đào tạo nhân tài có thể nắm vững những kiến thức liên quan đến điều khiển tự động, phần cứng và phần mềm máy tính, trí tuệ nhân tạo và robot; có thể làm việc thiết kế hệ thống, khai phá sản phẩm, nghiên cứu khoa học và quản lý kỹ thuật liên

quan đến tự động hóa và những lĩnh vực liên quan. Chính vì điều đó những môn học của chuyên ngành tự động hóa chủ yếu là:

Mạch điện, hệ thống và tín hiệu, ứng dụng lập trình PLC, kỹ thuật điện tử mô phỏng, kỹ thuật điện tử số, nguyên lý điều khiển tự động, lý luận điều kiển hiện đại, cơ sở kỹ thuật phần mềm, điều khiển chuyển động, điều khiển quá trình, điều khiển thông minh, tiếng Anh chuyên ngành, thiết kế lập trình ngôn ngữ C, ngôn ngữ lập trình C++,….

 

II.Cơ hội việc làm và triển vọng tương lai

Sau khi ra trường, sinh viên theo học tự động hóa có những lựa chọn nào, cơ hội tìm việc ra sao?

Ngày nay kỹ thuật tự động hóa phát triển rộng rãi được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề như nông nghiệp, công nghiệp, quân sự, nghiên cứu khoa học, giao thông vận tải, thương mại, y học, dịch vụ và gia đình,… Việc ứng dụng kỹ thuật tự động hóa không chỉ có thể giải phóng sức lao động của con người khỏi môi trường làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, mà còn nâng cao năng suất sản xuất, tăng cường thế giới tri thức của nhân loại. Chính vì thế đã mở ra cơ hội việc làm rất lớn đối với sinh viên theo học ngành tự động hóa.

 

Sinh viên theo học tự động hóa sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau:

+ Khai phá, phát triển phần mềm (Java/C++/Go) tại các công ty phần mềm, cũng có thể làm việc cho những công ty lớn như Facebook, Google, Youtube,…

+ Chế tạo robot

+ Khai thác, điều khiển, vận hành hệ thống tự động hóa trong những dây chuyền sản xuất công nghiệp

+ Thiết kế, vận hành hệ thống tự động hóa đèn đường, đèn giao thông thành phố, hệ thống điều khiển và tín hiệu giao thông,…

+ Hiệu chỉnh, bảo trì hệ thống tự động hóa

+ Chế tạo máy móc, thiết bị quân sự

+ Nghiên cứu, thiết kế hệ thống tự động hóa ứng dụng trong các lĩnh vực đời sống khác

+ Giảng dạy, nghiên cứu

 

– Mức lương của kỹ sư tự động hóa như thế nào?

Lương của một kỹ sư tự động hóa cũng phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, ví dụ như đối với sinh viên mới ra trường sẽ phụ thuộc vào điểm kết quả học tập GPA, khả năng của bản thân, trình độ ngoại ngữ, mô hình công ty,.. Đối với người đã đi làm sẽ còn phụ thuộc thêm vào kinh nghiệm làm việc.

Vậy tại Việt Nam chúng ta hiện nay mức lương thấp nhất của ngành tự động hóa là từ 4- 9 triệu/tháng đối với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm. Cao hơn một chút là mức lương trung bình 12,2 triệu/tháng, cao hơn nữa là 14,8 triệu/tháng.

III Ngành Tự động hoá có khó không? Cần có những tố chất gì để theo ngành

Để trả lời câu hỏi của này trước tiên ta cần tìm hiểu những đặc thù của ngành Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá:

Ngành Tự Động hoá với đặc thù ngành làm việc nhiều với máy móc, lặp đi lặp lại những quy trình công nghệ. Vì vậy để theo được ngành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường bạn cần luyện tập và trau dồi khả năng nghiên cúu , tìm tòi đặc biệt sự kiên nhẫn, chịu khó. Nếu không có sự kiên trì và nhẫn nại bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc trước những vấn đề cần sự tỉ mỉ.

Tự động hoá cũng là một trong những ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật đặc biệt ngành còn được xem là một bước phát triển cao của kỹ thuật  vì vậy yếu tố tư duy luôn được đề cao thậm chí là bắt buộc. Để tham gia vào ngành bắt buộc bạn phải có tư duy logic, sự thông minh, yêu thích sự chuẩn xác. Ngoài ra bạn nên tạo động lực hoặc tìm cho mình sự đam mê về kỹ thuật, công nghệ sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong nghề.

 

Tự động hoá là ngành dẫn đầu cho ngành Công nghiệp phát triển. Mà công nghệ thay đổi và phát triển liên tục, những kỹ thuật tiên tiến hôm nay có thể vài ngày sau đã trở thành lỗi thời. Vì vậy ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá cần bạn phải liên tục nghiên cứu, chủ động trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để không bị tụt hậu so với thế giới.

Như vậy “học Tự động hoá có khó không” phụ thuộc rất nhiều vào sự cố gắng, đam mê bạn dành cho ngành. Đặc biệt mặc dù là ngành kỹ thuật yêu cầu sự logic cao nhưng các bạn sinh viên nữ hoàn toàn có thể theo được ngành.

Bạn sẽ không còn phải lăn tăn “Liệu con gái có theo được ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá không?” Bởi các bạn nữ cũng có những ưu điểm riêng khi tham gia vào ngành như: tính tỉ mỉ hơn, có sự chăm chỉ và siêng năng hơn. Bạn hoàn toàn có thể tự tin đến với ngành nếu có đam mê nhé!

4. “7749” vị trí dành cho sinh viên ngành Tự động hoá sau khi ra trường

Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư ngành Kỹ thuật Điều khiển & Tự động hóa thường đảm nhận các công việc sau:

Công việc thiết kế:
*  Thiết kế cấu trúc chương trình – thiết bị cho hệ thống tự động hóa tích hợp ứng dụng trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp khác nhau.
Lựa chọn giải pháp, phần mềm, phần cứng cho các hệ thống tự động hoá tích hợp.
*  Xây dựng chức năng, tổ chức hoạt động giữa các thành phần trong hệ thống tự động hóa và điều khiển, xây dựng thuật toán và chương trình (phần mềm) trên cơ sở sử dụng các phương pháp, công cụ và công nghệ thiết kế hiện đại.
*  Sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào việc thiết kế phần mềm, xây dựng tài liệu và hướng dẫn cho các hệ thống trong giai đoạn đầu cũng như giai đoạn đưa vào sử dụng và bảo trì.

Công việc tổ chức – quản lý:
*  Tổ chức quá trình khai thác và xây dựng các phương tiện công cụ (phần cứng và phần mềm) cho các hệ thống tự động hóa và điều khiển dựa vào các tiêu chí chất lượng hay yêu cầu từ khách hàng trong công nghiệp.
*  Tổ chức và điều hành chương trình làm việc của các cá nhân trong tập thể, đưa ra các quyết định thông qua tổng hợp ý kiến, đề xuất của tập thể.
*  Lập kế hoạch để xây dựng toàn bộ và các thành phần cụ thể (phần mềm, phần cứng) của hệ thống tự động hóa và điều khiển.
*  Lựa chọn công nghệ, công cụ lập trình, công cụ tính toán trong việc tổ chức quá trình nghiên cứu, thiết kế, kiểm tra, thử nghiệm công nghiệp cho hệ thống điều khiển tự động, tự động hóa, giám sát và điều khiển.
*  Đào tạo cá nhân trong khuôn khổ của quá trình xây dựng hệ thống tự động hóa và điều khiển.

Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư ngành Kỹ thuật Điều khiển & Tự động hóa có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau
Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư ngành Kỹ thuật Điều khiển & Tự động hóa có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau

Công việc nghiên cứu:
*  Xây dựng mô hình toán học của các hệ thống kỹ thuật, quá trình công nghệ và sản xuất. Các mô hình này đóng vai trò đối tượng nghiên cứu của điều khiển & tự động hóa.
*  Xây dựng giải thuật, phần mềm cho hệ thống điều  khiển tự động, tự động hóa, giám sát và điều khiển.
*  Xây dựng và hoàn thiện các phương pháp mô hình hóa, phân tích và thiết kế các hệ thống tự động, giám sát và điều khiển.

Công việc vận hành hệ thống
*  Cài đặt, cấu hình và bảo trì kỹ thuật các thiết bị và phần mềm của hệ thống tự động hóa và điều khiển tích hợp.
*  Lựa chọn phương pháp và công cụ đo lường, kiểm tra các thông số của hệ thống tự động hóa và điều khiển.
*  Phân tích các đặc trưng, tính chất vận hành của hệ thống tự động hóa và điều khiển.

Các loại hình công ty, doanh nghiệp mà sinh viên của ngành có thể công tác:
*  Tích hợp hệ thống: các công ty thiết kế, triển khai dự án tự động hóa trong các lĩnh vực: điện năng, công nghiệp nặng, cung cấp nước, thủy lợi, xử lý nước thải, dây chuyền sản xuất
*  Chế tạo máy
*  Kiểm toán, đo đếm và tiết kiệm điện năng
*  Hỗ trợ kỹ thuật trong các tập đoàn nước ngoài: Schneider Electric, Siemens, Rockwell Automation, Endress+Hauser, ABB, Honeywell
*  Thiết kế và lập trình nhúng trong các tập đoàn như: Robert Bosh, Renesas, Texas Instrument, eSilicon
*  Trường đại học, viện nghiên cứu

Các trường đào tạo ngành Tự động hóa

Xếp hạng Tên trường Tên trường tiếng Việt
1 浙江机电职业技术学院 Cao đẳng nghề kỹ thuật và cơ điện Chiết Giang
2 常州机电职业技术学院 Cao đẳng nghề Công nghệ Cơ điện Thường Châu
3 安徽机电职业技术学院 Cao đẳng nghề Kỹ thuật và Cơ điện tử An Huy
4 河南工业职业技术学院 Cao đẳng nghề Kỹ thuật và Công nghiệp Hà Nam
5 南京工业职业技术学院 Cao đẳng kỹ thuật và dạy nghề công nghiệp Nam Kinh
6 北京工业职业技术学院 Cao đẳng Công nghiệp Kỹ thuật và Dạy nghề Bắc Kinh
7 淄博职业学院 Cao đẳng nghề Truy Bác
8 苏州工业职业技术学院 Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Tô Châu
9 辽宁机电职业技术学院 Cao đẳng nghề kỹ thuật và cơ điện Liêu Ninh
10 山西工程职业学院 Cao đẳng nghề kỹ thuật Sơn Tây
11 陕西工业职业技术学院 Cao đẳng Công nghiệp Kỹ thuật và Nghề Thiểm Tây
12 深圳职业技术学院 Học viện Bách khoa Thâm Quyến
13 芜湖职业技术学院 Cao đẳng nghề và kỹ thuật Vu Hồ
14 天津机电职业技术学院 Cao đẳng nghề kỹ thuật và cơ điện Thiên Tân
15 重庆工程职业技术学院 Cao đẳng nghề kỹ thuật và kỹ thuật Trùng Khánh
16 哈尔滨职业技术学院 Cao đẳng nghề và kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân
17 常州工业职业技术学院 Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Công nghiệp Thường Châu
18 内蒙古机电职业技术学院 Cao đẳng nghề Công nghệ Cơ điện Nội Mông
19 杭州职业技术学院 Cao đẳng nghề và kỹ thuật Hàng Châu
20 无锡职业技术学院 Cao đẳng nghề và Kỹ thuật Vô Tích
21 济南职业学院 Cao đẳng nghề Tế Nam
22 许昌职业技术学院 Cao đẳng nghề và kỹ thuật Hứa Xương
23 常州信息职业技术学院 Cao đẳng nghề Công nghệ Thông tin Thường Châu
24 潍坊职业学院 Cao đẳng nghề Duy Phường
25 湖南机电职业技术学院 Cao đẳng nghề kỹ thuật và cơ điện Hồ Nam
26 山西机电职业技术学院 Cao đẳng nghề Kỹ thuật Cơ điện Sơn Tây
27 河北工业职业技术学院 Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Hà Bắc
28 重庆工业职业技术学院 Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Công nghiệp Trùng Khánh
29 陕西国防工业职业技术学院 Cao đẳng Nghề và Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng Thiểm Tây
30 云南机电职业技术学院 Cao đẳng nghề kỹ thuật và cơ điện Vân Nam

Để tìm hiểu thêm thông tin học bổng

Các bạn có thể truy cập xem thêm vào trang: Kênh du học Việt-Trung

Hoặc Group: Hỗ trợ tự apply học bổng Trung Quốc 

Facebook: Đinh Văn Hải ,

Facebook Cty   : học bổng Trung Quốc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *