Ngành quản lý đô thị
1. Thế nào là ngành “Quản lí đô thị”?
– Ngành quản lí đô thị là ngành học đi sâu nghiên cứu các vấn đề của đô thị như: quản lí thị chính, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, …Hiểu một cách nom na và đơn giản thì quản lí đô thị là quản lí quá trình quy hoạch, kiến thiết và vận hành trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội cũng như cơ sở hạ tầng kĩ thuật của thành phố. Để đô thị phát triển đúng với ý đồ của nhà quản lí thì bài toán quản lí cần phải tham gia từ khâu quy hoạch, xây dựng đến vận hành.
– Chuyên ngành của quản lý đô thị được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa đang diễn ra với tốc độ chóng mặt như hiện nay. Ngành học chủ yếu tập trung trau dồi cho người học những lý thuyết và kỹ năng vận hành cơ bản về quản lý đô thị, có khả năng sử dụng linh hoạt các lý thuyết quản lý đô thị, năng lực giao tiếp xã hội, kỹ năng vận hành ứng dụng máy tính để tiến hành tổ chức, lãnh đạo và quản lý các công việc đô thị.
2. Chương trình học của ngành “Quản lí đô thị”
– Khi lựa chọn ngành học này, chúng ta sẽ học các môn học trọng tâm như sau:
- Nguyên lí quản lí học
- Nguyên lí kinh tế học
- Nguyên lí chính trị học
- Hành chính học
- Quản lí học đô thị
- Lí luận luật pháp
- Chính sách học công cộng
- Kinh tế học đô thị
- Xã hội học đô thị
- Quản lí quy hoạch đô thị
- Quản lí số hóa đô thị
3. Mục tiêu của ngành “Quản lí đô thị”
– Mục tiêu chung
Trang bị cho người học các kiến thức cơ bản, quan trọng về quản lý đô thị theo hệ thống luật pháp, khả năng tư duy, phân tích và đánh giá các vấn đề trong phát triển đô thị theo khía cạnh kinh tế, đồng thời tích hợp đánh giá tác động về xã hội, môi trường, … Từ đó vận dụng kiến thức, phương pháp, và các kỹ năng quản lý để lựa chọn giải pháp quản lý đô thị tối ưu và tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp này trong điều kiện thực tiễn.
– Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu cụ thể của chuyên ngành bao gồm:
- Đào tạo các nhà quản lý đô thị có năng lực phân tích, đánh giá ảnh hưởng và tác động qua lại của các yếu tố/lĩnh vực trong phát triển đô thị như kinh tế, xã hội, môi trường trong đó đặc biệt chú trọng đến yếu tố kinh tế, và có khả năng lựa chọn giải pháp quản lý đô thị tối ưu cho tương lai theo hướng thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường;
- Nắm vững phương pháp luận của quản lý đô thị, nắm vững các phương pháp và tiến trình quản lý đô thị khác nhau vận dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành khác nhau trong quá trình quản lý đô thị;
- Có khả năng đề xuất chính sách phát triển đô thị, dự báo sự phát triển của công tác quản lý và các yếu tố ảnh hưởng nhằm xác định tầm nhìn trong tương lai và xây dựng các chiến lược phát triển đô thị trong từng giai đoạn;
- Có khả năng sáng tạo nhằm tìm ra các giải pháp thích hợp và tiên tiến để giải quyết các vấn đề trong quá trình phát triển đô thị và quy hoạch, tổ chức không gian sống trong đô thị;
- Có khả năng nắm vững và sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội và vận dụng trong quy hoạch đô thị;
- Khả năng giao tiếp và tham vấn cộng đồng để đưa vào công tác quản lý đô thị thực tiễn.
4. Cơ hội việc làm của ngành học
Sau khi tốt nghiệp ngành quản lí đô thị bạn có thể lựa chọn làm việc ở các vị trí công việc như:
- Tham gia giải quyết các vấn đề cấp bách của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, có thể làm việc trong các cơ quan sở ban ngành ở các cấp khác nhau trong lĩnh vực nhà nước,các tổ chức chính trị-xã hội
- Ngoài ra chúng ta cũng có thể đầu quân cho các công ty chuyên vè xây dựng hoặc hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.
- Đảm nhận các công tác về tư vấn điếu phối, thiết kế và xây dựng các chính sách, quy học kinh tế xã hội, thẩm định, đánh giá các dự án trong việc phát triển đô thị tại các thành phố lớn
- Tham gia vào công việc giám sát thi công công trình cho đến khi hoàn thiện
- Tham gia vào việc thiết kế cơ sở hạ tầng hay cảnh quan cho đô thị
5. Những tố chất phù hợp với ngành học “Quản lí đô thị”
– Là người có khả năng logic tốt
– Yêu thích công việc thiết kế, quản lí, giám sát đô thị
– Có sức khỏe, chịu được áp lực công việc cao
– Có kế hoạch và mục tiêu cụ thể
– Có khả năng quan sát và tính thẩm mĩ cao
Các trường có ngành
Đại học Bắc Kinh |
Đại học Nhân dân Trung Quốc |
Đại học Trùng Khánh |
Đại học Kinh tế Thủ đô |
Đại học Tô Châu |
Đại học Nam Khai |
Đại học Nông lâm Chiết Giang |
Đại học Kinh tế Tài chính Chiết Giang |
Đại học Kinh tế Luật Trung Nam |
Học viện Kinh tế Quản lý Vân Nam |
Đại học Khoa học và Công nghệ Thanh Đảo |
Đại học North Bay |
Đại học kiến trúc Bắc Kinh |
Đại học Kinh tế Tài chính Trung Ương |
Đại học Công nghệ Hạ Môn |
Đại học Khoa học Kỹ thuật Điện tử |
Đại học Sư phạm Thái Nguyên |
Đại học Hoa Kiều |
Đại học Sư phạm Phúc Kiến |
Đại học Nông nghiệp Sơn Đông |
Để tìm hiểu thêm thông tin học bổng
Các bạn có thể truy cập xem thêm vào trang: Kênh du học Việt-Trung
Hoặc Group: Hỗ trợ tự apply học bổng Trung Quốc
Facebook: Đinh Văn Hải ,
Facebook Cty : học bổng Trung Quốc