Ngành Công nghiệp Nhẹ
Ngành Công nghiệp nhẹ
Nhiều năm trở lại đây, Công nghiệp nhẹ có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống sinh hoạt xã hội cũng như sự phát triển kinh tế đất nước. Chính vì vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực này không ngừng gia tăng.
Không những vậy, bên cạnh việc lựa chọn theo học chuyên ngành Công nghiệp nhẹ tại các trường đại học, cao đẳng trong nước, hiện nay ngày càng có nhiều sinh viên lựa chọn đi Trung Quốc du học.
Thế nào là công nghiệp nhẹ?
Công nghiệp nhẹ trong tiếng anh được gọi là Light Industry. Đây là bộ phận công nghiệp sản xuất ra tư liệu tiêu dùng. Việc phát triển công nghiệp nhẹ có ý nghĩa trực tiếp đến việc cải thiện đời sống, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng nhanh tích lũy, đòi hỏi ít vốn đầu tư, thu hồi vốn nhành hơn công nghiệp nặng. Nói chung, những mặt hàng thuộc về công nghiệp nhẹ chủ yếu là các công nghệ sản phẩm tiêu dùng trong đời sống hàng ngày.
Hiện nay,công nghiệp nhẹ có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống của chúng ta. Bởi đây là ngành công nghiệp ít tập trung tư bản hơn công nghiệp nặng, và thiên về cung cấp hàng hóa tiêu dùng hơn là phục vụ các doanh nghiệp.
Có thể kể đến một số lĩnh vực thuộc công nghiệp nhẹ như dệt và may mặc, giấy, sành sứ, thủy tinh, chế biến gỗ,công nghệ thực phẩm…
Chương trình đào tạo
Chuyên ngành này đào tạo 3 ngành học nhỏ chính, bao gồm: Kỹ thuật hóa học nhẹ, kỹ thuật đóng gói, kỹ thuật in ấn.
1. Kỹ thuật hóa học nhẹ
Mã ngành: 081701
Mục tiêu đào tạo
Chuyên ngành này trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức, lý thuyết cơ bản về hóa học, công nghiệp nhẹ, kỹ thuật hóa học, nền tảng cơ khí, máy tính…Đồng thời, chuyên ngành này cũng xây dựng nền tảng lý thuyết cho các ngành công nghiệp hóa chất, vật liệu sinh khối và năng lượng, bảo vệ môi trường, dược phẩm.
Sau quá trình đào tạo, sinh viên sẽ có cơ hội trở thành nhân viên kỹ thuật cao cấp tham gia vào công tác quản lý sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phân tích và thử nghiệm ứng dụng tại các doanh nghiệp tổ chức cũng như cơ sở nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan.
Các môn học chính: hóa học cơ bản (hóa học vô cơ, hóa học phân tích, hóa học hữu cơ, hóa học vật lý), thiết kế cơ khí, bản vẽ kỹ thuật cơ khí, nguyên tắc kỹ thuật hóa học, nguyên tắc và kỹ thuật nghiền bột, nguyên tắc và kỹ thuật sản xuất giấy, thiết kế kỹ thuật nghiền bột và làm giấy, công nghệ chế biến giấy, phụ gia sản xuất giấy, hóa học phụ gia tổng hợp, hợp chất phụ gia, kỹ thuật nhuộm…
2. Kỹ thuật đóng gói
Mã ngành: 081702
Mục tiêu đào tạo
Kỹ thuật đóng gói là một chuyên ngành mới, toàn diện và mang tính giao thoa. Chuyên ngành này chủ yếu nghiên cứu các vấn đề khoa học công nghệ liên quan đến vật liệu đóng gói sản phẩm, công nghệ, kỹ thuật, thiết bị và quy trình, bảo quản sản phẩm đóng gói, vận chuyển và tiêu thụ, chất thải bao bì và vấn đề môi trường.
Chuyên ngành này được đào tạo dựa trên thực tế xã hội và nhu cầu phát triển của ngành, tập trung vào việc trau dồi khả năng ứng dụng thực hành để sinh viên có năng lực kỹ thuật chuyên môn, có ý thức đổi mới cũng như khả năng phát triển toàn diện.
Các môn học chính: Vật liệu và khả năng thích ứng in ấn, vật liệu ghi thông tin, nguyên tắc và kỹ thuật chế bản, kiểm tra chất lượng in, nguyên tắc của quá trình in, thiết bị in..
Cơ hội nghề nghiệp và triển vọng tương lai
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công nghiệp nhẹ, sinh viên có thể tham gia làm việc tại các lĩnh vực sau:
1. Chuyên viên kỹ thuật, thiết kế quy trình trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất hàng dệt, da, phụ liệu và các sản phẩm hóa chất nhẹ khác.
2. Nhân viên giám sát kỹ thuật, kiểm tra hiệu suất và phân tích sản phẩm trong các công ty, doanh nghiệp sản xuất liên quan.
3. Tham gia vào quản lý kỹ thuật và nghiên cứu phát triển sản phẩm trong các viện nghiên cứu.
4. Tham gia công tác quản lý hành chính, nghiên cứu khoa học và giảng dạy trong các cơ quan nhà nước, cơ sở nghiên cứu khoa học hoặc trong các trường cao đẳng, đại học trong nước.
Với nhu cầu không ngừng đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp nhẹ như hiện nay, đây được coi là chuyên ngành có triển vọng việc làm vô cùng lớn. Theo thống kê, tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ nhẹ lên đến 98%. Hơn nữa, hầu hết sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này
đều là những nhân tài kỹ thuật cao cấp làm việc trong các tổ chức doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học, chính vì vậy mà chế độ đãi ngộ của họ được đánh giá là khá tốt.
Tố chất nào để học tốt chuyên ngành
Để học tốt chuyên ngành Công nghiệp nhẹ, sinh viên cần trang bị cho bản thân những kỹ năng, tố chất như sau:
-Khả năng sáng tạo.
Điều này quan trọng với bất cứ ai làm trong ngành công nghiệp nhẹ. Óc sáng tạo sẽ giúp bạn luôn có nhu cầu làm mới mình và luôn biết cách làm mới mình.
-Khéo léo, bền bỉ, kiên trì.
Các lĩnh vực trong chuyên ngành công nghiệp nhẹ, đặc biệt là ngành kỹ thuật in ấn, nó đòi hỏi ở bạn sự khéo léo, bền bỉ. Bên cạnh đó, bạn cũng phải luôn nắm bắt xu hướng phát triển của ngành, cập nhật những thông tin kỹ thuật liên quan để tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, bắt mắt hơn.
-Yêu thích là mong muốn làm việc trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ.
Đây được coi là yếu tố quan trọng quyết định được sự thành công của bạn. Nếu không có say mê, niềm yêu thích với chuyên ngành, chắc chắn bạn sẽ không thể đi hết con đường chông gai của nghề nghiệp.
Xếp hạng trường đào tạo ngành Công nghiệp nhẹ
Để tìm hiểu thêm thông tin học bổng
Các bạn có thể truy cập xem thêm vào trang: Kênh du học Việt-Trung
Hoặc Group: Hỗ trợ tự apply học bổng Trung Quốc
Facebook: Đinh Văn Hải ,
Facebook Cty : học bổng Trung Quốc